Cách Làm Tôm Khô Bằng Lò Vi Sóng Hoặc Phơi Khô - Inoxcnv.vn

Cách làm tôm khô bằng lò vi sóng hoặc phơi khô

Tôm khô rất bắt cơm và bảo quản được lâu

Tôm khô tự làm đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Bạn có thể làm tôm khô theo cách phơi truyền thống hoặc sấy khô tôm bằng là vi sóng. Chuyên mục vào bếp dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết cách làm tôm khô ngon tại nhà nhé!

 

 

Dụng cụ thực hiện

Lò vi sóng (nếu có), nồi, rổ, rá,…

Cách chế biến tôm khô

Cách chế biến

Sơ chế tôm

– Rửa tôm thật sạch với nước lạnh.

– Đun một nồi nước sôi, cho thêm 200 gr muối rồi cho tôm vào đảo đều khi tôm chuyển hết qua màu đỏ thì vớt tôm ra để nguội.

– Bạn có thể dùng quạt để hong cho tôm mau nguội và giúp tôm không bị thâm.

Bóc vỏ tôm

– Sau khi tôm nguội bạn tiến hành lột vỏ tôm. Bạn nhớ bỏ hết chỉ đen trên thân tôm và chỉ lấy phần nõn tôm để làm tôm khô.

– Sau khi bóc vỏ tôm xong bạn rửa qua tôm với nước ấm rồi để ráo.

Sấy tôm

Sấy tôm bằng lò vi sóng.

Bạn trải tôm ra đĩa rồi cho vào lò vi sóng quay ở mức nhiệt trung bình (M Low) trong vòng 30 phút.

Sau khi quay xong bạn kiểm tra tôm nếu chưa được bạn tiếp tục quay thêm 3 phút, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tôm khô thì lấy ra để nguội.

Phơi tôm theo cách truyền thống.

Sau khi sơ chế tôm xong bạn xếp tôm vào rổ rồi đem phơi dưới nắng lớn khoảng 2-3 nắng. Trong thời gian phơi bạn nhớ đảo thường xuyên để tôm mau khô, và khô đều.

Sau khi làm xong bảo quản tôm khô bằng hũ thủy tinh đậy kín.

Lưu ý khi làm tôm khô:

– Để làm tôm khô ngon quan trọng nhất là bạn lựa được tôm tươi. Tôm càng tươi thì tôm khô càng ngon.

– Nếu bạn muốn để tôm được lâu thì thời gian sấy phải lâu hơn, nhưng như vậy tôm khô bị cứng ăn không ngon. Tốt nhất bạn nên làm một lượng vừa đủ dùng trong 1 tháng thôi nhé.

– Bạn có thể bảo quản tôm trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh đều được. Bảo quản trong ngăn đông thì thời hạn sử dụng tôm được lâu hơn.

Xem thêm:

Tôm là thực phẩm phổ biến trong các món ăn gia đình, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Trong tôm chứa rất nhiều dưỡng chất mà cơ thể cần, bên cạnh đó nếu ăn tôm không đúng cách cũng sẽ dây ra nhiều nguy hiểm. Tham khảo bài viết sau để biết giá trị dinh dưỡng có trong tôm và những lưu ý khi ăn tôm.

Lợi ích khi ăn tôm

Lợi ích khi ăn tôm

Tôm nguồn cung cấp protein dồi dào

Tôm là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein có trong tôm rất cao.
Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein trong đó, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.
Thế nên ngoài sữa, trứng hay thịt cá thì tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu mà bạn chắc chắn phải ghi nhớ.

Tôm giàu vitamin B12

Và tôm chính là loại thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung vitamin B12, trong 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin B12, do đó tôm chính là thực phẩm bạn nên nghĩ đến đầu tiên khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 và cần bổ sung ngay lập tức.
Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò to lớn và quan trọng trong việc sinh hóa và chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tổng hợp nucleotic, protein,… Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và các cơ sẽ bị yếu dần đi.

Tôm chứa nhiều omega 3

Omega 3 có trong tôm là một dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Trẻ được bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ có trí nhớ tốt và khả năng phát triển của não bộ sẽ vượt trội đáng kể. Ngoài ra với người lớn thì omega 3 cũng quan trọng không kém, nó giúp chống lại trầm cảm, mệt mỏi và còn giúp da dẻ được căng tràn sức sống.

Tôm giúp bổ sung chất canxi

Trong 100g tôm có đến 200mg canxi, do đó sẽ không quá phóng đại nếu nói tôm chính là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung canxi. Cũng nên lưu ý rằng, nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt, chân và càng chứ không hề ở vỏ tôm như mọi người vẫn nghĩ.
Canxi từ lâu đã được biết đến như là một chất quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến một số hiện tượng như loãng xương, viêm khớp, hay nghiêm trọng hơn là có nguy cơ mắc bệnh tim.

Tôm giúp ngăn ngừa ung thư

Tuy là một chất ít được nhắc đến trong tôm, nhưng selen là một chất có khả năng ngừa ung thư nhờ có khả năng ngăn chặn những tế bào ung thư phát triển.
Trong 100g tôm thì sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hơn 1/3 lượng selen cần cho một ngày. Hợp chất selen này giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ và đào thải các chất kim loại nặng ra khỏi cơ thể chúng ta.

Những lưu ý khi ăn tôm

Những lưu ý khi ăn tôm
Tuy tôm có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Đối với người lớn không ăn quá 100g mỗi ngày và trẻ em không quá 50g tôm.
Vì tôm thuộc nhóm hải sản nên bạn chỉ nên dùng tôm khi đã được hấp hay luộc chín để hạn chế được tối đa lượng giun sán và ký sinh trùng vào người gây ngộ độc.
Chị em vừa mới sinh xong cũng nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành các sẹo lồi.
Trẻ em tuyệt đối không được ăn vỏ tôm vì sẽ rất dễ bị hóc hoặc các cạnh của vỏ tôm sẽ làm cổ họng của các bé bị tổn thương.
Khi bị ho cũng không nên ăn tôm vì mùi tanh của tôm sẽ làm bệnh của bạn ngày càng nặng hơn, lâu khỏi bệnh.
Những người bị dị ứng với tôm tuyệt đối không được ăn dù với số lượng ít.
Không nên kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ làm độc tố bị phát tán dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Người bị đau mắt đỏ không nên ăn tôm, nếu ăn sẽ làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Người bị hen suyễn cũng không nên ăn tôm vì tôm sẽ làm kích thích cổ hỏng, tăng nguy cơ hen suyển.

Cùng CNV làm tôm khô cực ngon với cách làm siêu nhanh và đơn giản ngay tại nhà bạn nhé. Chúc bạn thành công với món ngon này. Đừng quên xem thêm những thiết bị nhà bếp của CNV:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay