Cách Làm Mắm Tép Cực Ngon Và đơn Giản - Inoxcnv.vn

Cách làm mắm tép cực ngon và đơn giản

mam tep 5

Nguyên liệu làm mắm tép cho 4 người

  1. Tép tươi 50 g
  2. Rượu trắng 150 ml
  3. Nước 100 ml
  4. Gạo nếp 600 gr(dùng làm thính)
  5. Gạo tẻ 400 gr(dùng làm thính)
  6. Muối 50 gr

Dụng cụ: Nồichảo, đũa, máy xay sinh tố,…

Cách chọn mua tép ngon

  • Khi chọn tép nên chọn tép đồng để làm mắm, hãy chọn những con tép nhìn trông còn tươi ngon. Màu sắc bóng bảy và không có mùi hôi tanh.
  • Hãy chú ý kĩ phần đuôi của tép đồng tươi ngon sẽ cụp lại.
  • Nếu tép bị bơm hóa chất thì phần đuôi cũng cụp lại nhưng sẽ bị xòe ra như cánh quạt, cầm lên cảm thấy tép mềm nhũn và có màu trắng bạch.
  • Nên quan sát phần lưng, nếu bị phì và mập đó là do đã bơm căng hóa chất làm đầy và nặng tép. Phần vỏ đầu của tép bị bơm hóa chất sẽ dễ tách rời với phần thân tép.
  • Cũng hãy cẩn thận với những con tép bị ngâm ure hóa chất, chúng sẽ bị trương phềnh phần bụng và phần lưng, có nước rỉ ra từ các đốt, màu sắc nhợt nhạt, có mùi lạ, thịt bị teo và ăn có vị rất nhạt.

Cách phân biệt gạo nếp và gạo tẻ

Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ như thế nào

Về hình thái

Gạo nếp có dạng hạt dài, hoặc hạt ngắn tương đối tròn trịa, nhưng cùng màu trắng sữa giống sáp.
Trong khi gạo tẻ hạt dài và nhỏ hơn, màu trắng đục hơi trong.

Về hương vị

Cả gạo nếp và gạo tẻ đều cho cảm giác ngọt khi ăn, nhờ lượng đường có sẵn trong hạt gạo.
– Gạo nếp có độ kết dính cao, nở kém khi nấu, dẻo hơn gạo tẻ, khi chín các hạt thường kết dính với nhau chứ không tơi xốp, cho cảm giác no lâu hơn khi ăn.
– Gạo tẻ cho độ nở hạt cao, cần dùng nhiều nước hơn khi nấu, độ dẻo kém hơn gạo nếp nên khi chín ít kết dính, các hạt rời rạc tơi xốp hơn so với gạo nếp, dễ ăn hơn.

Về giá trị dinh dưỡng

– Thành phần gạo tẻ chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, protein, vitamin C, B1, Niacin, Canxi, sắt… Trong 100 g gạo tẻ chứa 350 kcal, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
– Gạo nếp so với gạo tẻ được đánh giá giàu dưỡng chất hơn, đặc biệt với loại gạo nếp cẩm. Chúng bổ sung sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin E tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Gạo nếp tính nóng, vị ngọt, dễ tiêu hóa, ăn vào ấm búng. Trong 100 g gạo nếp chứa 344 kcal.
Sự khác biệt lớn nhất người dùng dễ dàng nhận thấy khi ăn gạo nếp và gạo tẻ là gạo nếp cho cảm giác no lâu hơn. Sự khác biệt này là do độ kết dính của hạt gạo. Để nấu được 1 chén cơm nếp thì cần nhiều lượng gạo hơn so với nấu 1 chén cơm gạo tẻ, vì gạo nếp nở kém, độ kết dính lại cao.
Đó là nguyên do vì sao ăn cùng 1 chén cơm nhưng gạo nếp lại cho cảm giác no và no lâu hơn gạo tẻ.

Về ứng dụng thực tế

Gạo tẻ chủ yếu được sử dụng để nấu cơm, dùng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, khó bị thay thế. Gạo tẻ được dùng nấu cháo có tác dụng giải cảm, dễ tiêu cho người ốm bệnh.
Trong khi gạo nếp có tính ứng dụng đa dạng hơn: nấu cơm nếp, nấu xôi, làm bánh (bánh trưng, bánh dày, bánh tét…), ủ rượu…

Cách chế biến mắm tép

Cách làm món mắm tép ngon

Sơ chế tép

Cho tép vào rổ, nhặt, lựa kỹ, cắt phần râu ở đầu và loại bỏ tạp chất, cặn bẩn có trong tép, cho muối hạt vào xóc rồi rửa lại nhiều lần với nước.

Rửa tép liên tục cho tới khi nước trong lại và không còn thấy lắng cặn bẩn.

Hãy chú ý rửa tép thật sạch thì khi làm mắm tép mới ngon hơn và không bị hư.

Mẹo sơ chế tép sạch, không tanh
  • Sau khi làm sạch tép, có thể cho vào nước muối loãng, vớt ra để ráo để giảm mùi hăng tanh của tép.
  • Hoặc có thể dùng ít đường và rượu trắng cho tép vào ngâm vài phút cũng không còn mùi tanh của tép nữa.

Xay tép

Đun sôi một nồi nước, hòa tan rượu trắng để nguội sau đó cho vào tép và khuấy nhẹ.

Sau đó vớt tép ra rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo.

Khi tép đã ráo nước, cho tép vào cối và dùng chày giã tép cho thật nhuyễn.

Hoặc bạn có thể dùng máy xay để xay nhuyễn tép. Nhưng vẫn khuyến khích bạn dùng chày giã nhuyễn tép sẽ giúp cho món mắm tép được đậm vị và thơm ngon hơn rất nhiều.

Làm thính gạo

Trộn chung 2 loại gạo và ngâm trong nước sạch khoảng 5 – 6 tiếng. Nếu được bạn hãy ngâm qua đêm từ tối hôm trước cho đỡ tốn thời gian nhé.

Sau đó vớt gạo đã ngâm ra rổ rá, đãi thật sạch rồi xóc nhiều lần cho gạo bớt nước. Để chỗ thoáng mát để gạo được ráo hoàn toàn.

Chuẩn bị một chiếc chảo nóng, rồi hạ lửa thấp nhất. Cho một lượng gạo đã phơi ráo nước vào chảo, dùng đũa đảo liên tục.

Quan sát thấy gạo chuyển thành màu vàng hơi sậm thì tắt bếp. Để nguyên gạo tiếp tục đảo làm gạo giòn và chuyển sang màu vàng đậm hơn nhân lúc chảo còn nóng.

Sau đó để gạo đã rang ra một bát riêng. Làm lần lượt cho đến khi hết gạo nhé.

Chờ gạo nguội. Chuẩn bị chày, cối hoặc máy xay để làm tiếp công đoạn giã thính. Đối với món mắm này, bạn nên giã gạo hoặc xay cho đến khi mịn thành bột. Vậy thính mới dễ bám vào thịt hơn.

Sau khi giã nhuyễn thính, hãy cho vào lọ/ hũ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát và dùng dần là được rồi nhé. Vậy là đã có thính tự tay làm mà đảm bảo an toàn sức khỏe rồi.

Lưu ý: Không đổ toàn bộ phần gạo ta có vào một lượt mà hãy chia nhỏ nhiều phần, rang lần lượt từng phần một và phải đảo liên tục để gạo không bị cháy, gạo sẽ giòn và vàng đều hơn nhiều.

Ngâm mắm tép

Cho tép đã xay vào hũ, xen kẽ là một lớp muối, tiếp đến là lớp thính. Cứ lần lượt cho tép, muối, thính vào xen kẽ đến khi đầy hũ đựng.

Để nguyên hũ trong 10 – 15 ngày trong môi trường khô ráo, có thể phơi nắng ở nhiệt độ vừa phải.

Lưu ý: Hũ đựng mắm tép cần phải rửa sạch, tráng bằng nước sôi đối với hũ thủy tinh, sau đó để cho thật khô. Dùng lọ thủy tinh để dễ dàng quan sát màu sắc của mắm tép.

Thành phẩm

Thành phẩm là món mắm tép ngon đúng vị

 

 

Món mắm tép khi hoàn thành sẽ có màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng của mắm cùng hương vị đậm đà ăn cùng với chén cơm nóng thì còn gì bằng.

Mẹo bảo quản và thời gian bảo quản:

Cách bảo quản được lâu

  • Cần đóng kín nắp hũ đựng mắm tép để không khí không lọt vào, mắm tép sẽ nhanh lên ngấu và không bị hỏng.
  • Để ở môi trường nhiệt độ bình thường.
  • Có thể cất trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng từ 6 – 12 tháng.
  • Nên dùng muỗng sạch, đũa sạch lau khô múc ra chén trước khi pha gia vị để mắm không bị nhanh hư.
  • Khi mắm bốc mùi, đổi màu và có nước ở mặt trên trong lọ thì không nên dùng tiếp nữa bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:

Vậy là CNV đã hướng dẫn các bạn cách làm món mắm tép thơm ngon đơn giản. Chúc các bạn có một bữa ăn ngon cùng gia đình và bạn bè.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay