Sắn là một loại củ có vị ngọt bùi, chứa nhiều tinh bột có thể dùng để chế biến các món ăn mang những hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó phải kể đến món bánh sắn Phú Thọ. Hôm nay, hãy cùng CNV vào bếp học ngay cách làm món bánh này để chiêu đãi cả gia đình nhé!
Cách làm bánh sắn Phú Thọ hấp dẫn đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu làm bánh sắn Phú Thọ đủ cho 6 người
- Khoai mì 1 kg (củ sắn)
- Đậu xanh 200 gr (bóc vỏ)
- Thịt ba chỉ 100 gr
- Hành tím 4 củ
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Lá chuối 2 nhánh
- Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu ngon làm bánh sắn
Cách chọn mua thịt ba chỉ ngon làm bánh sắn
- Một miếng thịt heo ngon sẽ có màu sắc hồng nhạt hay là đỏ nhạt, phần mỡ heo có màu trắng ngà và có mùi thơm đặc trưng của thịt. Các thớ thịt phải đều và săn chắc và không bị rỉ dịch hay chảy nhớt.
- Bạn có thể dùng tay bạn ấn vào thịt, nếu quan sát thấy miếng thịt đàn hồi ngay, không để lại vết lõm trên bề mặt, miếng thịt khô ráo và không bị dính tay chứng tỏ rằng đây là miếng thịt ngon.
- Tuyệt đối không nên mua những miếng thịt heo mềm nhũn, có mùi hôi, chảy dịch, xỉn màu, đây là dấu hiệu của thịt heo không tươi.
Cách chọn mua khoai mì (sắn) ngon để làm bánh sắn
- Khoai mì bạn nên chọn củ có hinhg dạng thuôn dài, phần thân to, khi cầm thấy nặng tay sẽ ngon hơn nhiều.
- Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng bên ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì bạn nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn là lớp vỏ màu trắng.
- Ngoài ra, bạn không nên để khoai mì quá lâu vì sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa.
Dụng cụ thực hiện
Cách chế biến bánh sắn – Đặc sản của Phú Thọ
Chuẩn bị đậu xanh làm món bánh sắn
Đậu xanh mua về bạn vo sạch với nước, sau đó ngâm 200gr đậu xanh 2 – 3 tiếng cho đậu nở mềm rồi rửa lại lần nữa với nước sạch và để ráo.
Bắc 1 nồi nước lên bếp mở lửa lớn cho thật sôi rồi đặt xửng hấp lên, đổ phần đậu xanh vào sau đó đậy nắp hấp trong khoảng 25 phút cho đậu chín mềm.
Khi đậu xanh đã được hấp chín, các bạn cho đậu ra tô, nghiền cho phần đậu nhuyễn mịn.
Sơ chế các nguyên liệu khác làm món bánh sắn
Hành tím bạn thái lát. Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng rồi cho hành tím vào phi cho vàng.
Lá chuối bạn rửa sạch bụi bẩn, dùng khăn lau cho khô. Tước ra thành nhiều lá nhỏ bằng 3 ngón tay.
Ướp thịt làm bánh sắn
Thịt ba chỉ bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch lại với nước sạch để ráo rồi thái nhỏ khoảng 1/2 lóng tay.
Đem ướp với 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều tay. Để thịt nghỉ khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
Sơ chế khoai mì làm bánh sắn
Dùng dao khía một đường dài trên thân củ khoai mì rồi bóc lớp vỏ đi. Cắt bỏ phần đầu và đuôi củ khoai vì những phần này chứa nhiều độc tố.
Ngâm khoai mì vào nước muối loãng 2 – 3 tiếng cho ra hết nhựa và đắng rồi rửa sạch lại với nước vài lần.
Cách sơ chế khoai mì bớt độc:
- Phần vỏ bên ngoài của khoai mì thường có độc tố do đó tốt nhất nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!
- Ngâm khoai mì với một ít muối giúp khoai không còn bị thâm đen và thải bớt độc tố.
- Trong quá trình ngâm khoai mì, các bạn phải thường xuyên thay nước.
Xay nhuyễn khoai mì làm bánh sắn
Cho phần khoai mì vào máy xay sinh tố, đổ nước ngập sau đó xay đến khi nhuyễn mịn.
Tiếp đến, các bạn cho phần khoai mì đã xay vào tấm vải lưới lọc rồi vắt hết nước trong khoai mì ra, giữ lấy phần xác khoai để lấy bột làm bánh.
Bột bánh trộn đều với 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh nước sạch. Sau đó để bột nghỉ 5 phút.
Làm nhân bánh sắn
Bạn cho 1/2 muỗng cà phê muối và hành phi vào phần đậu đã được nghiền nhuyễn. Dùng tay trộn đều cho nguyên liệu được hòa quyện. Chia nhỏ đậu thành những viên có trọng lượng 20gr.
Sau đó ấn dẹt và cho phần đậu xanh bọc kín một ít thịt, vo thành những viên tròn nhỏ cho vừa ăn.
Tạo hình và hấp bánh sắn
Ngắt 1 chút bột khoai mì sau đó bạn vo viên tròn, tiếp đó, bạn nhấn dẹt miếng bột và cho viên nhân thịt đậu xanh đã chuẩn bị vào giữa vỏ bánh.
Bạn bọc kín nhân lại bên trong, vê to dài như ngón chân cái rồi lấy lá chuối cuốn xung quanh. Bạn làm tương tự cách làm như trên với phần vỏ bánh và phần nhân còn lại.
Bạn dùng 1 chiếc tủ hấp bánh, lần lượt xếp bánh vào trong tủ, hấp khoảng 20 phút trên bếp với lửa vừa, khi nào thấy bột trong trong là bánh đã chín.
Thành phẩm
Khi bóc chiếc bánh sắn, bên ngoài chiếc bánh có màu xanh nhạt từ màu xanh của lá chuối, bên trong chiếc bánh có màu trắng và ở giữa là nhân. Bánh sắn Phú Thọ có mùi thơm ngậy của sắn lẫn vị bùi, béo của nhân nhân đậu thịt vô cùng hấp dẫn, bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Thành phần dinh dưỡng có trong củ sắn
Củ sắn người miền Nam gọi là khoai mì, tên khoa học là Manihot esculenta. Thành phần của củ sắn có chứa rất nhiều tinh bột. Nó thường được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới vì có khả năng chịu hạn tốt. Sắn mọc theo chùm, sẽ có 5 – 25 củ sắn kích thước khác nhau trong một gốc sắn. Trung bình chiều dài của củ sắn là 3 – 50cm, màu nâu sẫm. Thời gian phát triển có thể kéo dài 6 – 18 tháng.
Theo phân tích của các chuyên gia thì 100g củ sắn luộc có chứa 112 calo. Ngoài ra, sắn cũng cung cấp nhiều, vitamin, card, chất xơ và chất khoáng. Củ sắn luộc cũng chứa một lượng nhỏ vi chất sắt, vitamin C, niacin.
Sắn có thể ăn trực tiếp sau khi đã nướng chín, luộc hoặc ăn bằng nhiều cách chế biến khác như bánh sắn, uống bột sắn… Lưu ý quan trọng đó là dù ăn bằng cách nào thì cũng phải làm sắn chín, ăn sắn sống có thể sẽ bị ngộ độc sắn.
Có những lợi ích khi ăn sắn?
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng mà sắn mang lại thì sắn còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta:
Giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa:
Hội chứng chuyển hóa là tập hợp các yếu tố gây nguy cơ bị bệnh tim mạch như mức cholesterol cao, lượng đường trong máu cao, vòng bụng lớn… Trong sắn chứa rất nhiều flavonoid và chất xơ, điều này sẽ giúp bảo vệ cơ thể chống lại hội chứng chuyển hóa cùng với các biến chứng liên quan.
Đẩy nhanh quá trình lành những vết thương:
Trong sắn chứa vitamin C – một tiền chất thiết yếu của collagen. Collagen lại là một thành phần quan trọng của tổ chức dưới da, do đó việc tiêu thụ sắn sẽ giúp cho cơ thể có khả năng phục hồi nhanh chóng các vết thương trên bề mặt da.
Giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng:
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, sắn có vai trò là một biện pháp chống suy dinh dưỡng. Với thành phần tinh bột vô cùng dồi dào, sắn có thể thay thế tạm thời cho một số loại lương thực khác mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho tế bào. Hơn nữa, cây sắn có khả năng thích nghi cũng như chịu được khí hậu khô hạn, vì vậy đây sẽ là một loại thực phẩm dự trữ tốt khi các loại cây trồng các khan hiếm.
Giảm huyết áp:
Trong sắn chứa hàm lượng kali khá lớn. Khi ăn sắn, lượng kali được bổ sung vào cơ thể sẽ làm giảm huyết áp, giúp cân bằng lượng natri nạp vào trong cơ thể (chất làm tăng huyết áp).
Check our bestsellers!
Với công thức này bạn sẽ có được những chiếc bánh sắn với lớp vỏ ngoài mềm xốp và phần nhân vừa ngọt, vừa bùi, ăn cực kì đã!
Xem thêm: