“Văn nghị luận xã hội là gì?”
Bài văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.
Các dạng đề về bài văn nghị luận xã hội thường gặp như sau:
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, học đường…
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ,…)
Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây…
Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí…
Ví dụ: lòng nhân hậu, sự lười biếng, lòng nhân ái, vị tha
“Cách làm bài văn nghị luận xã hội?”
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
(a) Mở bài:
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
– Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
(b) Thân bài:
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
– Mở rộng vấn đề
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)
– Bài học hành động
– Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
(c) Kết bài:
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
(a) Mở bài:
– Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
– ( Chuyển ý)
(b) Thân bài:
* Bước 1: Trình bày thực trạng
– Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
– Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
– Tình hình, thực trạng trong nước (…)
– Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
– Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
– Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)
– Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
– Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
– Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
– Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với bản thân…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
+ Đối với xã hội, đất nước: …
+ Đối với toàn cầu
(c) Kết bài:
– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
Xem thêm: Hình thức đánh giá chương trình giáo dục phổ thông
Mẫu viết bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
Rác thải đang là vấn đề đáng lo ngại của nước ta hiện nay bởi đi đâu ta cũng bắt gặp được những túi rác bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Và vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các bạn nghĩ gì về hiện tượng này.
Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không có ý thức khi vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay đó mà thùng rác cách họ không xa. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành những đống rác vứt tràn lan. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này.
Hay ở công viên nơi vui chơi giải trí của mọi người với những đồ ăn nhanh, đồ uống, kem nhưng ăn xong thì họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng.
Những hành động đó xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sống nhưng lại không biết bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của mình. Mọi người chỉ biết học đòi thấy người khác vứt rác là mình cũng vứt rác. Chúng ta ngày nay thật ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, coi trọng tài sản của mình hơn sự sạch sẽ của nơi mình ở.
Và từ hành động không đẹp ấy mà dẫn đến các đống rác ngày càng lớn ở ven đường, ở dòng sông làm mất cảnh quan môi trường vốn có của nó. Cảnh quan đô thị trở nên bị ảnh hưởng đến ấn tượng với các du khách nước ngoài. Những bãi rác để lâu bốc mùi, phân hủy mùi hôi thối bay vào không khí ngấm vào đất nước ô nhiễm môi trường.
Bãi rác còn là nơi sinh sống của các loài muỗi phát sinh ra bệnh sốt rét, loài ruồi bệnh dịch tả, loài chuột lây lan bệnh hạch. Điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người, bị lâu lan nhiều bệnh, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Và vứt rác bừa bãi còn cho thấy ta là một con người không có ý thức, vị kỉ, sẽ bị người khác phê bình với hành vi không đẹp.
Có thể nói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là hành vi không đẹp mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Đây là nành động sai cần lên án và phê phán để hạn chế chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi.
Chính vì thế mà tự mỗi bản thân con người phải có ý thức không nên vứt rác bừa bãi mà vứt vào đúng nơi quy định. Có chiến dịch tuyên truyền cho mọi người giữ gìn môi trường trong sạch từ nhà đến xã hội bằng hành động thực tế với những chương trình “Việc tử tế”. Ví dụ bác là một con người đã già mà hành ngày vẫn quét dọn những khu vui chơi giải trí ở ngay địa phương mình. Đó là tấm gương của hành động bảo vệ môi trường.
Đề nghị các địa phương xây dựng khu chứa và xử lí rác thải triệt để vì nếu tập trung rác ở một nơi rồi đốt sẽ làm ô nhiễm môi trường và tác động đến sự nóng lên của trái đất. Để tránh đưa qua nhiều rác thải ra ngoài thì mỗi gia đình tự phân loại rác. Có những loại ta có thể phơi, ủ, làm phân cho cây trồng.
Xã hội ngày nay càng tiến tới cuộc sống hiện đại văn minh mỗi con người cần phải ý thức trước việc làm của mình. Hãy có những hành động đẹp bỏ rác vào nơi quy định. Từ một người làm sẽ làm cho tất cả mọi người làm theo để cho môi trường xanh-sạch-đẹp. Giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người.
Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Như vậy thông qua những chia sẻ của CNV về cách làm bài văn nghị luận hay nhất các em sẽ biết được những phương pháp phân tích cũng như kĩ năng đánh giá một sự việc, một tư tưởng để viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Hi vọng với bài viết này các bạn sẽ biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Và đừng quên xem thêm những thiết bị nhà bếp của CNV: