2 Cách Làm Củ Kiệu Truyền Thống Chua Ngọt Quen Thộc - Inoxcnv.vn

2 cách làm củ kiệu truyền thống chua ngọt quen thộc

Củ kiệu truyền thống là món ăn rất quen thuộc ở Việt Nam

Cách làm củ kiệu truyền thống chua ngọt

Nguyên liệu làm củ kiệu truyền thống chua ngọt cho 1 hũ

  1. Kiệu Huế 1 kg
  2. Đường 1 kg
  3. Giấm 325 ml
  4. Muối 1 ít
  5. Phèn chua 1 ít

Cách chế biến củ kiệu truyền thống chua ngọt

Cách chế biến dưa kiệu chua ngọt

Ngâm củ kiệu làm dưa kiệu:

Củ kiệu mua về, bạn cho vào 1 cái thau có pha nước muối loãng và ngâm ít nhất 8 tiếng để củ kiệu sạch và giảm bớt mùi hăng.

Sau 8 tiếng, bạn vớt củ kiệu ra và rửa lại nhiều lần với nước sạch.

Tiếp theo, ở 1 cái thau khác, bạn đổ đầy nước và cho phèn chua vào rồi cho củ kiệu đã rửa sạch vào ngâm ít nhất 4 tiếng.

Cắt và lột vỏ củ kiệu làm dưa kiệu:

Sau khi ngâm củ kiệu xong, bạn vẫn tiếp tục để củ kiệu trong thau nước phèn chua rồi cắt bỏ phần rễ và phần chân xanh của củ kiệu.

Sau đó bạn lột sạch vỏ, rửa lại với nước nhiều lần và rớt kiệu ra rổ.

Phơi và ướp kiệu làm dưa kiệu:

Dàn đều củ kiệu trên rổ và phơi kiệu ở bóng râm khoảng 4 – 5 tiếng đến khi củ kiệu ráo hết nước và mềm vừa phải.

Khi kiệu đã phơi xong, bạn cho 1 lớp mỏng kiệu ra 1 cái tô lớn sao cho củ kiệu vừa phủ hết đáy tô thì phủ đều 1 lớp đường phía trên, kế đến là 1 lớp củ kiệu rồi đến lớp đường, bạn cứ làm những công đoạn trên đến khi hết số củ kiệu là được.

Bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô củ kiệu lại và ướp kiệu đến khi thấy đường tan hết thì vớt kiệu ra và để lại phần nước đường để nấu nước ngâm kiệu nhé!

Nấu nước ngâm kiệu:

Bạn có thể dùng Bếp Âu 6 họng gas CNV CAV0612Nồi từ inox 20 lít chính hãng CNVN20,.. để nấu nước ngâm kiệu

Bạn cho vào nồi 325ml giấm cùng 275ml nước đường đã ướp kiệu ở bước 3, 300gr đường và nấu trên bếp ở nhiệt độ trung bình nhỏ đến khi đường tan hết thì tắt bếp, nhấc nồi ra và để cho phần nước ngâm kiệu nguội hoàn toàn.

Muối củ kiệu chua ngọt:

Khi kiệu đã nguội, bạn xếp từng lớp kiệu vào hũ thủy tinh đến khi hết rồi cho toàn bộ nước ngâm kiệu vào và đậy kín nắp lại. Muối kiệu từ 2 – 3 ngày là bạn có thể ăn được rồi đấy!

Thành phẩm

Món dưa kiệu chua ngọt thành phẩm có màu trắng đẹp mắt kết hợp với hương thơm hấp dẫn đặc trưng và hương vị thơm ngon, giòn giòn, chua chua ngọt ngọt quá tuyệt vời!

Món này mà ăn cùng với giò lụa, bánh chưng và bánh tét ngày Tết thì còn gì bằng!

Củ kiệu truyền thống chua ngọt (công thức đã được chia sẻ từ người dùng)

Nguyên liệu làm củ kiệu truyền thống chua ngọt cho 4 người

  1. Củ kiệu tươi 3 kg
  2. Phèn chua 10 gr
  3. Đường 300 gr
  4. Muối hột 500 gr
  5. Muối 1 ít

Cách chế biến củ kiệu truyền thống chua ngọt

Cách chế biến

 

Sơ chế và ngâm kiệu:

Bước đầu trong cách làm củ kiệu truyền thống là sơ chế và ngâm kiệu.

Củ kiệu mua về bạn cho vào thau, rồi đổ nước xâm xấp mặt kiệu, sau đó rải đều 500gr muối hột vào ngâm kiệu khoảng 2 tiếng đến khi kiệu xẹp lại là được.

Kiệu đã ngâm đủ thời gian, bạn chuẩn bị 1 thau nước khác pha 10gr phèn chua, sau đó bạn cắt bỏ rễ và lá kiệu, rồi cho vào thau phèn chua bạn xóc đều củ kiệu với nước ngâm phèn chua khoảng 3 – 4 lần. Tiếp theo, bạn rửa củ kiệu với nước khoảng 5 – 6 lần cho thật sạch.

Cuối cùng, bạn mang củ kiệu ra phơi nắng khoảng 1 tiếng đến khi củ kiệu héo lại là được.

Mách nhỏ trong cách làm dưa kiệu: Để củ kiệu giòn ngon hơn thì bạn nên ngâm kiệu với phèn chua nhé!

Trộn củ kiệu với đường và phơi kiệu:

Bước cuối trong cách làm củ kiệu truyền thống là trộn củ kiệu với đường và phơi kiệu.

Bạn cho dưa kiệu vào thau, thêm 300gr đường, 1/2 muỗng cà phê muối rồi trộn đều hỗn hợp kiệu với đường rồi mang hỗn hợp ra phơi nắng khoảng 30 phút đến khi đường tan hoàn toàn.

Tiếp theo, bạn xếp kiệu và hũ đựng thực phẩm đậy kín nắp lại. Hàng ngày bạn mang hũ kiệu ra phơi nắng trong vòng 1 tuần. Cuối cùng bạn cho hũ kiệu vào nơi thoáng mát đợi kiệu lên men đủ chua là có thể thưởng thức bạn nha!

Lưu ý:

  • Theo công thức bạn pha 1kg kiệu thành phẩm trộn với 200gr đường nha!
  • Khi kiệu đã lên men đủ độ chua theo khẩu vị gia đình bạn, thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần nha!

Thành phẩm

Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Củ kiệu truyền thống chua ngọt có vị chua ngọt vừa vị, không còn vị cay nồng, củ kiệu giòn trắng vô cùng ngon.

Dưa kiệu ngâm chua ngọt sẽ ngon hơn nếu bạn ăn kèm với bánh chưng hoặc bánh tét vào dịp Tết vô cùng hấp dẫn bạn nhé!

Cách chọn mua củ kiệu ngon làm dưa kiệu

Để cách làm củ kiệu truyền thống hoàn thiện bạn cần biết cách chọn mua kiệu ngon:

  • Hiện nay trên thị trường đang bán 2 loại kiệu chính, kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Để phù hợp với món củ kiệu muối chua ngọt, bạn nên chọn mua kiệu Huế với đặc điểm thân nở, củ sẽ khá to, rễ nhiều, lá mảnh, eo kiệu thon, thắt eo rõ ràng, đuôi nối liền thân và có vị hăng nồng.
  • Chọn mua những củ kiểu có kích thước vừa phải và đều nhau, còn tươi xanh, không bị dập nát hay có dấu hiệu ẩm mốc.

Cách bảo quản củ kiệu

Ngoài cách làm củ kiệu truyền thống ra bạn cũng cần để ý đến cách bảo quản kiệu:

  • Thông thường kiệu ngâm nước giấm muối đường như vậy là đã để lâu được rồi. Tuy nhiên nếu để ở nhiệt độ phòng càng lâu kiệu sẽ càng chua, thế nên khi kiệu đã ăn được, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh để kiệu lâu chua hơn.
  • Sử dụng đũa sạch, khô để gắp kiệu ra. Không dùng đũa dính dầu mỡ, dính thức ăn khác để gắp kiệu vì nó sẽ làm kiệu trong hũ bị hỏng.
  • Trường hợp bạn gắp kiệu ra đĩa mà ăn không hết có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để ngăn mát tủ lạnh, không nên đổ ngược vào trong hũ để bị lây dầu mỡ khi ăn vào làm hỏng kiệu trong hũ.

Lợi ích củ kiệu đối với sức khỏe

Củ kiệu truyền thống thường được ăn kèm với các loại thịt mỡ, bánh Tét hoặc làm đồ lai rai nhắm rượu trong những ngày Tết. Không chỉ là một món ăn kèm, dưa kiệu đường còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Theo Y học cổ truyền, kiệu là cây gia vị tính ấm có tác dụng tán khí kết, giảm đau, chữa đầy hơi, tức ngực khó thở… Ngoài ra, trong dưa kiệu đường có chứa axit lactic giúp làm giảm cholesterol, mỡ máu và các bệnh liên quan đến tim mạch. Đồng thời, củ kiệu còn chứa nhiều vitamin A, D, E tốt cho cơ thể có khả năng tăng sức đề kháng, ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh ung thư, chống oxy hóa và kích thích tiêu hóa.

Mặc dù củ kiệu truyền thống chua ngọt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng trên thực tế không phải ai cũng có thể ăn được món này. Trong trường hợp bạn là người bị cao huyết áp, viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc trong thai kỳ thì không nên sử dụng quá nhiều bởi sẽ dẫn đến tính trạng gây hư tăng huyết áp, nóng gan, trào ngược axit dạ dày…

Hy vọng với cách làm củ kiệu truyền thống chua ngọt mà CNV vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thể thực hiện được món kiệu thật ngon để thưởng thức bên gia đình và đặc biệt là trong những ngày Tết nhé! Chúc bạn thành công.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay