Tóp mỡ là một món ăn vô cùng thơm ngon mà lại có nhiều công dụng, có thể làm nguyên liệu ăn kèm với các món ăn vặt hoặc món ăn chính trong gia đình đều được. Với hương vị giòn tan, béo ngậy ăn là mê. Cùng tham khảo qua bài viết này để biết được cách làm tóp mỡ và tóp mỡ tỏi ớt luôn da này nhé!
Cách làm tóp mỡ giòn ngon, chuẩn vị
Nguyên liệu làm tóp mỡ cho 3-4 người
- Mỡ heo 500 gr
- Chanh 1/2 quả
- Bột ngọt 1/3 muỗng cà phê
- Muối 1 muỗng cà phê
Cách chế biến tóp mỡ
Sơ chế và ướp mỡ
Mỡ heo sau khi mua về bạn rửa sạch với nước vài lần rồi để ráo.
Kế tiếp, bạn dùng dao cắt mỡ thành những miếng nhỏ.
Cho mỡ vừa cắt vào tô ướp cùng 1 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, vắt thêm vào tô 1/2 quả chanh rồi trộn đều và ướp khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
Làm tóp mỡ
Bạn có thể dùng:
Bắc chảo lên bếp, vặn lửa vừa, cho mỡ vào, đảo đều tay, thắng từ 10 – 15 phút đến khi tóp mỡ chuyển sang màu vàng nâu và nước mỡ đã ra khá nhiều thì bạn tắt bếp và vớt tóp mỡ ra đặt lên giấy thấm dầu.
Hoàn thành
Bạn lót dưới đáy hũ 1 miếng giấy ăn, sau đó cho tóp mỡ vào và đậy nắp hũ lại.
Phần nước mỡ, bạn để nguội rồi rót vào chai. Sau đó, bạn có thể dùng nước mỡ này để chiên cá, hoặc chiên gà,… đều được.
- Bạn nên đợi cho tóp mỡ nguội hẳn mới cho vào hũ.
- Để tóp mỡ được giòn, không bị ẩm, bạn nên lót giấy ăn dưới đáy hũ
Thành phẩm
Tóp mỡ có màu vàng đẹp mắt, ăn vào giòn giòn, có bị béo béo của tóp mỡ và vị mặn mặn của muối. Món này cũng sẽ là một món ăn vặt đáng để bạn thưởng thức đấy.
Cách thực hiện thành công
- Bạn nên thêm 1 ít nước cốt chanh sẽ giúp mỡ được vàng, giòn hơn.
- Khi thắng tóp mỡ, bạn nên để lửa ở mức trung bình để khi thắng không bị cháy hoặc tạo ra những tiếng nổ mạnh văng ra ngoài.
- Đồng thời chỉ nên thắng từ 10 – 15 phút để đảm bảo tóp mỡ vừa chín tới mà vẫn giữ được độ giòn.
- Không nên thắng quá lâu làm tóp mỡ bị xẹp, ăn kém ngon.
Cách làm tóp mỡ mắm tỏi ớt
Nguyên liệu làm tóp mỡ
-
1kg mỡ heo
-
4 củ hành tím
-
7 củ tỏi
-
4 trái ớt
-
Gia vị: Muối, dầu ăn, nước mắm, đường
Cách chọn mua mỡ heo tươi ngon
– Đầu tiên bạn nên chọn mua phần mỡ gáy của heo để khi thắng thì mỡ sẽ được vàng giòn và nước mỡ cũng sẽ béo, thơm hơn.
– Và sau đó thì lựa chọn mỡ có màu trắng đục, có độ đàn hồi tốt, không có dấu hiệu chảy nhớt hay da ngả màu vàng, không có mùi hôi tanh bất thường.
– Để đảm bảo mua được mỡ heo có chất lượng tốt nhất nên mua tại các cửa hàng, quầy thực phẩm, siêu thị, chợ lớn uy tín, có dấu kiểm duyệt.
Các bước làm tóp mỡ
Bước 1 Luộc mỡ heo
Bước 2 Thắng mỡ heo lần 1
Bước 3 Thắng mỡ lần 2
Bước 4 Xào tóp mỡ với tỏi ớt phi
Bước 5 Thành phẩm
Thưởng thức
Lợi ích của mỡ lợn
Mỡ lợn giàu khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, không gây bệnh tim mạch và làm món ăn vị thơm, ngon hơn. Mỡ lợn mặc dù có axit béo bão hòa nhưng giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe và vitamin như vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ calci của cơ thể. Lượng vitamin D trong mỡ lợn có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.
Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa. Trong đó, chất béo không bão hòa đơn và đa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hầu hết chất béo không bão hòa đơn trong mỡ lợn là axit oleic, một loại axit béo thiết yếu tốt cho tim.
Mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật không có chức năng này do được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, đậu phộng, đậu nành. Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, mỡ lợn không gây béo hơn dầu vì mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo nên đều gây tăng cân như nhau, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, nếu chúng ta biết sử dụng một cách khoa học thì mỡ sẽ đem lại lợi ích rất tốt cho cơ thể.