Hôm nay CNV sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dầu dừa nguyên chất cực nhanh. Với phương pháp này các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian nấu gấp 2 lần so với phương pháp truyền thống mà dầu thu được vẫn giữ nguyên được độ sánh mịn và béo thơm.
Cách làm dầu dừa truyền thống cho 3-4 người
Nguyên liệu
- 1kg dừa khô nạo sẵn (nên chọn dừa già để thu được nhiều dầu và dầu sẽ béo thơm hơn).
- 1 lít nước sôi
- 1 cái tô
- 1 máy xay sinh tố
- Ray lọc và vải xô
- 1 hũ thủy tinh để đựng dầu dừa
Chọn dừa xiêm làm dầu dừa
Đây được coi là khâu rất quan trọng để quyết định chất lượng của sản phẩm cuối cùng là dầu dừa. Dừa được chọn để làm dầu dừa tốt nhất phải là dừa khô vỏ nâu tại cây. Những quả dừa được chọn phải già có vỏ màu nâu sậm, khi sờ vào thấy chắc tay.
Các bạn lưu ý là không được nhầm lẫn giữa dừa khô và dừa sấy khô nhé. Dừa sấy khô là những mảnh dừa nhỏ xíu giòn rụm mà chúng ta hay dùng để ăn chè nhé.
Cách thực hiện

Bước 1 Cho nước sôi vào dừa
Cho nước sôi vào dừa nạo để dừa được ngấm nước (cách này sẽ giúp thu được nhiều dầu dừa hơn).
Bước 2 Xay dừa
Sau khi để nguội khoảng 10-15 phút thì cho dừa vào máy xay để xay thật nhuyễn cho đến khi hỗn hợp trở lên thật sánh và mịn. Trong quá trình xay nếu thấy hỗn hợp hơi đặc thì có thể cho thêm nước lọc vào.
Bước 3 Vắt dừa
Cho hỗn hợp dừa đã xay vào ray lọc hoặc vải xô để vắt lấy nước ra tô.
Bước 4 Cho dừa vào ngăn mát tủ lạnh
Cho phần nước dừa đã lọc được vào bịch nilon rồi để vào ngăn mát
tủ lạnh trong vòng 6 tiếng.
Bước 5 Lọc dừa
Sau khi lấy ra thì phần nước dừa sẽ tách làm 2 lớp, các bạn dùng kéo cắt ở góc bịch để loại bỏ lớp nước trắng trong lắng đọng ở bên dưới.
Bước 6 Đun dừa trên bếp
Cho phần nước dừa còn lại vào chảo để đun với lửa nhỏ vừa, cách 5-10 phút các bạn nhẹ nhàng đảo để dừa không bị đóng trên chảo.
Bước 7 Lọc dừa
Đun cho đến khi cơm dừa vàng chuyển sang màu cánh gián thì các bạn tắt bếp cho ra ray hoặc vải xô để lọc lấy dầu.
Lưu ý: Phần cơm dừa còn lại các bạn để nguội sau đó cho vào vải xô để vắt hết phần dầu còn sót để tránh lãng phí nhé.
Bước 8 Thành phẩm
Chỉ với 1kg dừa nạo các bạn sẽ thu được khoảng 250ml dầu dừa nguyên chất với phương pháp này.
Cách làm dầu dừa lạnh

Nguyên liệu làm dầu dừa lạnh
- 0,5kg cơm dừa
- Dụng cụ: đồ nạo dừa hoặc nắp ken, máy xay sinh tố, hũ thủy tinh có nắp kín, vợt lọc dừa
Cách làm dầu dừa lạnh
Bước 1Xay cơm dừa
Cho 0.5kg cơm dừa vào may xay sinh tố, thêm một chút nước, xay nhuyễn thành bột.
Sau đó, dùng vợt lọc dừa vắt kiệt phần nước cốt dừa đã xay. Bạn cũng có thể lọc bằng miếng vải mỏng.
Bước 2Cho nước cốt dừa đã vắt vào một hũ thủy tinh
Cho nước cốt dừa đã vắt vào một hũ thủy tinh , đậy kín. Sau đó, bạn hãyđể ở một nơi khô thoáng khoảng 24 tiếng. Sau đó, bạn sẽ thấy nước cốt dừa tách thành hai lớp.
Bước 3Thành phẩm
Cho hũ thủy tinh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng cho lớp phía trên đông lại. Sau đó, bạn hãy vớt lớp váng dừa phía trên đi, bạn sẽ có phần dầu dừa ép lạnh bên dưới.
Cách làm dầu dừa nóng

Nguyên liệu làm dầu dừa nóng
- 500gr dừa khô nạo sẵn
- 500 ml nước sôi
- Dụng cụ: rây lược hoặc vải mùng, thìa/đũa, lọ thủy tinh, nồi cơm điện
Cách làm dầu dừa nóng
Bước 1Vắt và lọc dừa
Bạn hãy lấy 500g dừa khô nạo sẵn cho vào tô, cho thêm 500ml nước sôi, ngâm dừa khoảng 15 – 30 phút.
Sau đó, bạn hãy lọc dừa qua rây hoặc vải mùng để lấy phần nước cốt, vắt càng kiệt nước càng tốt.
Bước 2Nấu dầu dừa
Cho nước cốt dừa vào nồi cơm điện, nhấn nút để nấu sôi phần nước cốt dừa.
Nấu khoảng 40 phút, nước dừa sẽ bắt đầu sệt lại, bạn có thể đậy hờ nắp nồi cơm để dầu không bị bắn ra ngoài. Nấu thêm khoảng 20 phút hoặc cho đến khi vừa nước dừa đông lại thành màu nâu và có lớp dầu chảy bên ngoài.
Bước 3Thành phẩm
Chiết dầu ra và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản dầu dừa
– Sau khi nấu dầu dừa trên
bếp ga hay bếp điện từ đã xong, các bạn hãy để nguội và rót vào hộp thật kín nhé. (Các bạn nhớ để nguội nhé, vì đổ dầu nóng vào lọ thủy tinh sẽ khiến lọ vỡ, đổ vào lọ nhựa thì dễ khiến sùi, hỏng, méo lọ, còn nữa nếu bạn không sử dụng bếp ga hay có thể chọn thêm bếp điện từ mà sử dụng bếp củi hãy chú ý tránh để bị khói và bụi than nhé ).
– Dầu nguội rồi, chúng ta nên đổ vào hộp kín luôn, tránh việc để dầu dừa “tơ hơ” nhiều giờ liền ngoài không khí.
– Bảo quản trong
tủ lạnh cũng là điều cần lưu ý. Đó là cách giữ cho dầu dừa thơm và có chất lượng tốt nhất trong suốt quá trình sử dụng, chỉ bảo quản ở ngăn mát tử lạnh thôi các bạn nhé. Dầu dừa nên được bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín, nhiệt độ bảo quản thích hợp nhất là từ 1 – 8 độ C.
– Và cuối cùng, dầu mới sẽ luôn thơm hơn dầu cũ. Vì vậy, nếu không dùng quá nhiều, các bạn chỉ nên làm 1 ít thôi nhé, dùng tới đâu làm tới đó, tránh việc để dầu dừa lâu ngày
Lợi ích cho sức khỏe
Giàu chất dinh dưỡng
Nước cốt dừa cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin C, E, B1, B3, B5 và B6, sắt, selen, canxi và magiê. Nó chứa nhiều chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) – là một loại chất béo lành mạnh được gan chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng và nó cũng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người.
Tăng cường miễn dịch
Các vitamin và khoáng chất có trong nước cốt dừa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nước cốt dừa chứa axit lauric – một axit béo chuỗi trung bình được chuyển hóa thành monolaurin trong cơ thể. Monolaurin có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống nhiễm trùng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nước cốt dừa có hàm lượng lớn chất xơ hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và ngăn ngừa táo bón. Chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) trong nước cốt dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong ruột và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nước cốt dừa chứa chất béo lành mạnh có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) và tăng mức cholesterol HDL (có lợi), từ đó thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều kali giúp điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hỗ trợ giảm cân
Nước cốt dừa có chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) giúp tăng cường việc trao đổi chất và tăng sự tiêu hao năng lượng, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân. Chất xơ trong nước cốt dừa cũng giúp tạo cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, giúp bạn duy trì điều chỉnh cân nặng hợp lý.
Giảm viêm
Nước cốt dừa có chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh viêm khớp, bệnh tim và ung thư. Các chất chống oxy hóa trong nước cốt dừa có thể giúp giảm viêm và bảo vệ chống lại các tình trạng này.
Thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh
Nước cốt dừa chứa lượng lớn axit lauric có thể giúp giữ ẩm cho làn da và ngăn ngừa khô da. Nó cũng chứa các vitamin C và E, đó là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường tự nhiên. Ngoài ra, các chất béo lành mạnh trong nước cốt dừa có thể thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh tự nhiên của tóc và giảm rụng tóc.
Với dầu dừa thu được các bạn có thể dùng để nấu ăn như dầu ăn thông thường hoặc dùng để dưỡng da và tóc cũng rất tốt. Với bài viết này CNV hy vọng các bạn có thể tự tay làm cho mình một hũ dầu dừa nguyên chất cực nhanh để sử dụng rồi.