2 Cách Làm Sữa Chua - Yaourt Ngon, Sánh Mịn - Inoxcnv.vn

2 cách làm sữa chua – yaourt ngon, sánh mịn

Món tráng miệng sữa chua - yaourt được rất nhiều người yêu thích và săn lùng đó

Sữa chua – yaourt là một món tráng miệng vừa ngon lại phù hợp cho nhiều lứa tuổi vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm đẹp da. Hãy cùng CNV vào bếp thực hiện ngay 2 cách làm sữa chua (yaourt) chuẩn vị ngay tại nhà cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé!

1. Sữa chua – yaourt

Nguyên liệu làm sữa chua – yaourt cho 5 người

Sữa tươi 1 lít

Sữa đặc 200 gr

Sữa chua 200 lm (làm sữa chua cái)

Cách chế biến sữa chua – yaourt

Món tráng miệng sữa chua - yaourt thanh mát, giàu dưỡng chất

Hòa sữa đặc và sữa tươi làm sữa chua – yaourt

Hòa 200gr sữa đặc với 1 lít sữa tươi, nếm thử độ ngọt cho hợp khẩu vị gia đình và đun hỗn hợp trên bếp gas cho nóng khoảng 40 độ C (để hờ tay trên mặt hỗn hợp thấy ấm, chạm vào không nóng), tắt bếp.

Pha hỗn hợp sữa làm sữa chua – yaourt

Cho 200ml sữa chua vào hỗn hợp sữa vừa đun ấm, khuấy đều cho sữa chua hòa tan hoàn toàn. Nếu thích hương vani bạn có thể cho vào ngay lúc này.

Để sữa chua được mịn đẹp hơn sau khi ủ, bạn có thể lọc hỗn hợp vừa pha qua rây. Sau đó rót hỗn hợp vào các lọ, hũ đã chuẩn bị sẵn.

Lưu ý: Các lọ, hũ để đựng sữa chua bạn nên chần qua với nước nóng để làm sạch và phơi cho khô ráo hoàn toàn trước khi cho sữa chua vào. Khi các lọ, hũ không đủ sạch sẽ làm chết men, khiến sữa chua khi thành phẩm dễ bị nhớt.

Ủ sữa chua làm sữa chua – yaourt

Ủ sữa chua cần duy trì nhiệt độ cần thiết để men cái hoạt động. Để được như thế cần đảm bảo chất lượng vật chứa dùng để ủ sữa chua.

Xếp các hũ sữa chua vào vật chứa, chế nước ấm (khoảng 50 độ C) vào vật chứa sao cho ngập nửa hũ đựng, phủ lên bề mặt một chiếc khăn ấm. Đậy kín vật chứa và để nơi thoáng mát khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm (nếu làm buổi tối).

Với các vật chứa bằng nhựa cần thường xuyên kiểm tra, nếu nước nguội bớt thì châm thêm nước nóng để duy trì độ ấm cần thiết cho men hoạt động. Khi châm nước cần nhẹ nhàng tránh sữa chua bị long chân.

Ủ sữa chua bằng lò nướng làm sữa chua – yaourt

Bạn có thể dùng: Lò nướng Salamander 6 họng gas S106A

Bật lò nướng ở 100 độ C cho lò ấm khoảng 5 phút rồi tắt. Đặt khay xếp các hũ sữa chua vào lò. Đóng kín cửa lò và ủ 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm. Sau khoảng 3 tiếng thì vặn lò cho lò hoạt động khoảng 3 phút rồi rút điện.

Với cách làm này sẽ không cần châm thêm nước nóng và đảm bảo môi trường ấm cần thiết cho men cái hoạt động tốt nhất.

Cho vào tủ lạnh

Cho sữa chua - yaourt vào tủ lạnh để sữa chua từ từ sánh mịn

Sau khi đã ủ đủ thời gian, sữa chua đã đông lại thì bạn cho vào tủ lạnh.

Sữa chua sau thời gian ủ sẽ sánh đặc với bề mặt mịn màng, nếu độ đặc đạt chuẩn khi nghiêng hũ bạn sẽ thấy sữa chua vẫn giữ nguyên thể trạng mà không bị chảy hay trào ra khỏi hũ.

Thành phẩm

Bạn có thể thử hũ sữa chua – yaourt thành phẩm để xem mức độ lên men đã như ý chưa, nếu chưa đủ độ chua cần thiết lần sau có thể gia tăng thời gian ủ hoặc thêm lượng men cái. Cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

Sữa chua – yaourt sau thời gian ủ vẫn sẽ tiếp tục lên men ngay cả khi để trong tủ lạnh. Vì thế, nên sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo độ chua vừa phải sẽ ngon hơn.

Sữa chua – yaourt có thể dùng chung với trái cây hoặc đánh đá làm món giải khát thơm ngon, mát lạnh và giàu dinh dưỡng cho gia đình.

2. Sữa chua – yaourt (công thức đã được chia sẻ từ người dùng)

Nguyên liệu làm Sữa chua – yaourt cho 4 người (công thức đã được chia sẻ từ người dùng)

Sữa chua 1 hộp (100gr)

Sữa tươi không đường 440 ml

Sữa đặc 1 hộp

Nước lọc 550 ml

Cách chế biến Sữa chua – yaourt (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Người dùng đã đánh giá sữa chua yaourt rất ưu ái đó

Sơ chế nguyên liệu làm sữa chua – yaourt

Đem sữa tươi không đường và sữa đặc ra khỏi tủ lạnh rồi để nguội khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến để thành phẩm sữa chua không bị lợn cợn hay vón cục.

Sau đó, cho hết 1 hộp sữa đặc vào một nồi lớn. Tiếp đến, cho 1 hộp sữa chua vào nồi rồi khuấy đều, tiếp tục cho thêm 440ml sữa tươi không đường vào trong nồi, dùng muỗng khuấy cho đến khi hỗn hợp đều và sánh mịn.

Làm sữa chua

Bắc nồi lên bếp và đun sôi 550ml nước. Sau khi nước sôi, cho nước từ từ vào nồi hỗn hợp sữa chua đã pha phía trên và đảo đều tay, khuấy cho đến khi hỗn hợp hòa tan đều với nhau.

Tiếp đến, lọc hỗn hợp qua rây để sữa chua được sánh mịn, cho sữa chua đã lọc vào nồi rồi lấy 1 miếng vải phủ kín nồi và đậy nắp nồi lại.

Mách nhỏ: Việc sử dụng khăn đắp lên nồi đảm bảo hơi nước thấm vào khăn mà không bị đọng trên nắp nồi và rơi vào hỗn hợp.

Ủ sữa chua làm sữa chua – yaourt

Đặt nồi ở nơi khô thoáng, tránh sự xê dịch di chuyển và ủ khoảng 12 tiếng. Bạn có thể lấy thêm khăn để quấn bên ngoài nồi nhằm đảm bảo chất lượng lên men được tốt nhất.

Thành phẩm

Sau khi hoàn thành, sữa chua sẽ cực kỳ sánh mịn, dẻo và thơm chuẩn vị, chua chua ngọt thanh ăn rất thích. Bạn có thể ăn món này cùng với trái cây hoặc sử dụng làm các món sinh tố.

Sau khi hoàn thành món sữa chua – yaourt bạn có thể áp dụng:

Những sự cố thường gặp khi làm sữa chua và cách khắc phục:

Khi chế biến món tráng miệng này không khỏi tránh khỏi sự cố và cách khắc phục như sau

1. Sữa chua bị nhớt

Đây là sự cố thường xuyên nhất mà chị em gặp phải khi làm sữa chua, nhất là “lần đầu”. Bên ngoài trông có vẻ không hề hấn gì, thậm chí dốc ngược cũng không sao, nhưng khi dùng thìa múc vào bên trong thì phát hiện bị dính lằng nhằng như lòng trắng trứng.

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân 1 có thể do men khi trộn với sữa để làm sữa chua chưa thực sự hết lạnh. Điều này khiến co vi khuẩn men bị “sốc nhiệt” khi đi từ môi trường lạnh sang ấm hơn. Đồng thơi, khi sữa chua cái chưa hết lạnh và lỏng hoàn toàn cũng ảnh hưởng tới quá trình khuấy đều men. Vì thế hãy để sữa cái thật lỏng rồi mới cho vào nhé.

+ Nguyên nhân 2 là bạn ủ quá lâu hoặc nhiệt độ ủ không ổn định. Nhiệt độ thích hợp nhất khi ủ sữa chua là từ 40 – 44̊C. Thông thường, ở nhiệt độ này, bạn chỉ cần ủ trong 4h là sữa đã đông lại rồi.

+ Một nguyên nhân nữa là do loại men và hàm lượng protein trong sữa: bạn có thể bổ sung thêm sữa bột vào hỗn hợp làm sữa sẽ hạn chế được hiện tượng nhớt.

2. Sữa và nước bị tách đôi

Đây là hiện tượng khi trên bề mặt sữa có một lớp nước màu vàng nhạt. Thực chất lớp nước này vẫn có thể uống được và không nhất thiết phải đổ đi.

+ Nguyên nhân có thể do nhiệt độ ủ quá cao khiến hơi nước bốc lên rồi đọng lại tạo thành.

+ Hoặc do có sự xê dịch, lay động trong quá trình đảo, ủ sữa chua

Do đó, bạn nên lưu ý để sữa chua cố định trong khi ủ, tránh nhấc qua, nhấc lại và theo dõi nhiệt độ.

3. Sữa không đủ chua hoặc không đông

+ Nguyên nhân của việc sữa không chua hoặc sữa không đông là do chất lượng men (men cũ, ít vi khuẩn men hoặc hoạt động yếu).

+ Hoặc do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao khiến men bị chết.

Vì vậy, khi chọn sữa chua cái, nhớ lưu ý về thời hạn và tất nhiên là chú tâm đến cả nhiệt độ ủ nữa.

 4. Sữa không đủ ngọt

Khi đó bạn có thể thêm sữa đặc hoặc thêm đường, nhưng việc thêm sữa đặc có thể giúp tăng cả lượng protein trong sữa giúp sữa chua có độ đông đặc mịn tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay