Bánh tiêu là một trong những món ăn khá thân thuộc mà chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng một lần được thử qua và nhớ mãi không quên những hương vị đó. Hôm nay, chẳng cần đi đâu xa bạn hãy vào ngay bếp nhà mình và thử ngay cách làm bánh tiêu mềm ngon, đơn giản từ công thức của CNV nhé!
Nguyên liệu làm bánh tiêu cho 6 cái
Bột mì đa dụng 250 gr
Bột nở 8 gr(baking powder)
Men khô 3 gr
Mè trắng 50 gr(vừng)
Đường cát trắng 50 gr
Đường vani 5 gr(hoặc 1/2 thìa tinh chất vani)
Muối1 gr
Dầu ăn 320 ml
Cách chế biến bánh tiêu
Bước 1: Kích hoạt men
Bạn kích hoạt men với đường và nước ấm.
Cho 50gr đường vào 130ml nước ấm có nhiệt độ 30 độ C rồi khuấy đều cho tan; tiếp tục cho 3gr men khô vào khuấy đều. Để yên 10 phút đến khi men nổi như gạch cua.
Mách nhỏ:
- Nếu men là loại instant dry yeast và còn mới thì trộn trực tiếp men với bột mà không cần kích hoạt.
- Còn nếu men đã để lâu hãy kích hoạt xem men còn hoạt động hay không.
Bước 2: Trộn bột
Cho vào tô 250gr bột mì đa dụng, 8gr bột nở (baking powder), 5gr đường vani, 1gr muối, 20ml dầu ăn và phần men đã kích hoạt vào và dùng thìa trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
Bước 3: Nhồi và ủ bột
Sau khi trộn bột, các bạn cho bột ra thớt rồi nhồi đến khi bột mịn, dẻo, mịn, không dính tay.
Mách nhỏ:
- Nếu bột mì đã để lâu có thể sử dụng thêm 1 ít nước để tạo độ ẩm, giúp bột không bị khô khi nhồi.
- Nếu bột dính tay hãy thực hiện phương pháp “đập bột”. Dùng tay kéo và đập từ trên xuống thớt rồi gập chúng lại. Càng đập thì bột sẽ khô dần không và còn dính tay nữa.
Bột sau khi nhồi xong, cho khối bột vào tô, bọc kín miệng tô và mang đi ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 27°C. Nếu trời nóng thì bạn ủ khoảng 1 tiếng hoặc 2 tiếng nếu trời lạnh bạn hãy bật lò nướng khoảng 30°C rồi tắt lò, đặt tô bột đã bọc kín cho vào lò ủ rồi ủ bột.
Lưu ý: Không ủ quá lâu bột sẽ bị chua, hôi mùi men và bánh sẽ không nở. Cũng như không ủ bột ở nhiệt độ quá cao khiến men chết đi cũng sẽ làm bánh không nở.
Bột sau khi ủ xong sẽ nở gấp 2 – 2.5 lần so với chưa ủ ban đầu. Ấn ngon tay vào giữa khối bột. Nếu bột bị lõm xuống, không đàn hồi tức bột ủ đã đạt.
Bước 4: Tạo hình
Sau khi ủ xong bạn đem bột ra và nhồi sơ khoảng 2 – 3 phút, chia bột thành các viên có khối lượng khoảng 48 – 50gr.
Tiếp tục vắt bột thành các viên có hình tròn rồi dùng màng bọc thực phẩm ủ bột lần 2 khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 35°C, để bột nở to thêm.
Mách nhỏ
- Bạn có thể bật điều hòa hoặc cho vào lò điều chỉnh nhiệt độ và ủ như bước 3.
- Không nên ủ quá lâu sẽ làm bánh nở kém hoặc không nở lên đấy nhé.
Bột ủ xong, lăn từng viên qua mè cho mè bám và cán mỏng bột độ dày khoảng 1/3 lóng tay. Chỗ nào không bám đều thì rắc mè lên rồi dùng cán và cán tiếp cho bám.
Lưu ý: không cán quá mỏng, mỏng quá bánh cũng sẽ không nở và chiên xong bánh còn bị chai cứng nữa.
Bước 5: Chiên bánh
Đặt chảo lên trên bếp đổ dầu vào khoảng 300ml dầu (hoặc nhiều hơn), đợi dầu thật nóng thì hạ lửa vừa rồi cho bánh vào chiên.
Lấy đũa dí 2 mép bánh cho ngập dầu để bánh nở căng phồng. Trở đều 2 mặt thường xuyên cho bánh không bị cháy.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm những chiếc nồi inox để những món ăn của mình được ngon hơn nhé!
Thành phẩm được chia sẻ từ người dùng
Bạn sẽ làm được thành phẩm là món bánh tiêu thơm lừng, nở phồng mà bạn đã thực hiện thành công theo hướng dẫn của CNV. Hương vị không khác gì hàng quán. Thử trổ tài bằng đôi tay khéo léo của mình nhé cách làm bánh cũng không quá khó đâu nè.
Ngoài cách làm bánh tiêu ra bạn cũng có thể tham khảo 4 Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng đơn giản
Mẹo thực hiện thành công
- Cán mỏng quá bánh cũng không nở, lửa nhỏ dầu chưa đủ nóng bánh cũng không nở (nên để dầu thật nóng, sau đó hạ lửa vừa để chiên) hoặc ủ bột quá lâu (bột ủ lần 1 khoảng 1 – 2 tiếng là đủ) và không cho muối khi kích hoạt men với nước, chỉ kích hoạt men với nước và đường.
- Khi thực hiện cách làm bánh tiêu đến quá trình chiên phải cho nhiều dầu ăn một chút để khi thả bánh vào phải ngập dầu
- Thay vì cán xong mới lăn qua mè thì mình làm cách lăn bánh qua mè rồi bạn mới cán để mè được bám dính.
- Ủ bột lần 1 sẽ vào khoảng 20 – 27°C. Nhiệt độ ủ bột lần 2 cao hơn 1 chút khoảng 35°C. Nếu trên 38°C men phản ứng chậm và trên 60°C là men chết.
- Khi thực hiện cách làm bánh tiêu, nguyên liệu đường có thể thay cho sữa đặc được nhưng bánh có thể nhanh cháy hoặc các bạn có thể thử pha trộn cả đường và sữa đặc.
- Nên làm vừa phải để ăn luôn trong ngày, không nên làm quá nhiều vì để sang hôm sau mang đi chiên lại ăn cũng sẽ không còn ngon nữa.
Để đảm bảo thành phẩm bánh tiêu được phồng, giòn đều và thơm ngon, bạn nên lưu ý một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Nếu công thức có dùng men và muối, bạn không nên trộn hai nguyên liệu này cùng lúc vì muối có thể ức chế hoạt động của men, thậm chí làm cho chết men.
- Sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh nên để vài phút ở nhiệt độ phòng rồi mới dùng để làm bánh.
- Sử dụng lượng sữa vừa phải, không nên dùng quá ít hoặc quá nhiều vì dễ khiến thành phẩm của các bạn bị khô hoặc nhão.
- Trong quá trình trộn bột, nếu thấy bột bị nhão, bạn có thể thêm vào một chút bột khô.
- Bột nở đạt là khi ấn xuống không thấy đàn hồi trở lại.
- Trong quá trình trộn bột, nếu thấy bột bị khô, bạn có thể cho thêm nước.
- Thời gian ủ bột sẽ lâu hơn vào mùa lạnh đó.
- Không ủ bột ở nhiệt độ quá cao vì men sẽ chết, làm cho bánh không nở được.
- Không nhào bột quá kỹ vì khi nhào quá kĩ dễ khiến bột bị dai, vỏ bánh sau khi chiên mất đi độ mềm xốp.
- Luôn rắc một lớp bột khô trên mặt phẳng trước khi đặt bột lên để nhào hoặc chia bột.
- Không nên cán bột quá mỏng vì điều đó dễ khiến bánh nở quá to sau khi chiên.
- Bánh không nở khi chiên trên chảo có thể do dầu không đủ nóng hoặc là dầu quá nóng.
- Chiên bánh trên lửa vừa hoặc nhỏ để thành phẩm không bị cháy.
- Sau khi chiên, bạn có thể bảo quản bánh bằng cách bọc vào túi kín hoặc gói giấy để ăn trong ngay ngày, tránh bị hôi mùi dầu.
- Bánh sau khi tạo hình nhưng chưa chiên cũng có thể cho vào túi kín, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh tối đa là 2 ngày, khi cần sử dụng, chỉ cần lấy ra chiên là được.