Đối với chị em phụ nữ, không gì khó chịu hơn các cơn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, “làm thế nào để giảm đau bụng kinh” hay “Đau bụng kinh khi nào cần gặp bác sĩ”… lại là vấn đề không phải ai cũng biết.
Vì sao bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh?
Có thể bạn chưa biết, mỗi chu kỳ kinh xuất hiện thì lớp niêm mạc cổ tử cung sẽ dày lên. Đây là quá trình chuẩn bị cho việc làm tổ, phát triển của trứng đã thụ tinh. Trường hợp nếu trứng không gặp tinh trùng, không có quá trình thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ tự động bong ra và bị đẩy ra ngoài bởi lực co bóp của tử cung.
Điều này làm cho mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép, nguồn cung cấp máu và oxy đến tử cung cũng bị giảm. Nên lúc này các mô trong tử cung cũng sẽ phải tiết ra chất hoá học dẫn đến tình trạng co thắt tử cung mạnh hơn nên bạn sẽ cảm thấy đau bụng khi tới “ngày đèn đỏ”.
Tuy nhiên, tình trạng tới ngày kinh hay bị đau bụng kinh còn có thể là triệu chứng báo hiệu của một số bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, u xơ tử cung… Vậy nên, nếu cơn đau bụng kinh kéo dài, đau dữ dội thì chị em nên đi kiểm tra ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cơn đau bụng kinh như thế nào là bình thường?
Cơn đau bụng kinh bình thường (còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát) là những cơn đau có tính chất lặp đi lặp lại mỗi tháng và không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Chị em sẽ có cảm giác đau bụng kinh khoảng 1-2 ngày trước khi bắt đầu có kinh hoặc ngay khi vừa có kinh nguyệt. Đau bụng kinh kéo dài khoảng 48-72 giờ tùy cơ địa mỗi người, đồng thời đi kèm các triệu chứng khác như đau lưng hoặc đùi, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, tiêu chảy…
Bác sĩ Thanh Thảo cho biết, đau bụng kinh nguyên phát có thể bắt đầu ngay khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, mức độ đau sẽ giảm dần khi phụ nữ già đi và có thể chấm dứt sau khi phụ nữ sinh con.
Nếu gặp phải cơn đau bụng kinh bắt đầu sớm trước kỳ kinh hoặc kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh thông thường, không đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… đó có thể là dấu hiệu báo hiệu cơn đau bụng kinh bất thường (còn gọi là đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến bệnh lý) mà chị em cần thăm khám ngay để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
>> Tham khảo: Đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường?
Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?
Tình trạng đau bụng kinh xảy ra ở hầu hết chị em phụ nữ. Thông thường, nếu đau bụng kinh do cơ chế tự nhiên của cơ thể sẽ không ảnh hưởng tới sinh sản.
Tuy nhiên, nếu trường hợp đau bụng kinh dữ dội, dai dẳng lâu ngày thường nguyên nhân do mắc một số bệnh lý nguy hiểm như viêm xương chậu, lạc nội mạc tử cung… sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, nên chị em cần thăm khám sớm để có phương án điều trị kịp thời.
Các cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức
Đau bụng kinh khiến bạn gặp nhiều khó khăn và bất tiện khi sinh hoạt, làm việc. Dưới đây là những cách hết đau bụng kinh ngay lập tức mà bạn có thể áp dụng.
Chườm ấm vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh
Chúng ta thường thấy tình trạng đau bụng kinh sẽ nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ xuống thấp và cơ thể bị lạnh. Chính vì vậy, để làm thuyên giảm cơn đau thì trước và trong ngày có kinh, bạn hãy chườm ấm cho vùng bụng dưới bằng túi chườm ấm hoặc chai nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm bằng nước ấm để điều hòa thân nhiệt, lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Massage vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh
Đây cũng là cách hết đau bụng kinh ngay lập tức mà bạn nên áp dụng trong những ngày “đèn đỏ”. Bởi quá trình massage, cơ bụng đang căng cứng sẽ được giãn ra, đồng thời, tình trạng co thắt tử cung cũng được thuyên giảm. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn và dễ chịu hơn.
Uống trà gừng ấm giúp giảm đau bụng kinh
Nếu thường xuyên bị đau bụng trong khi hành kinh, bạn hãy uống trà gừng ấm. Trong gừng chứa nhiều thành phần kháng viêm, vitamin và khoáng chất, có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh tích cực. Đồng thời, giảm căng thẳng, mệt mỏi nên sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn trong những ngày “khó ở” này.
Vận động, tập luyện giảm đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh, nhiều chị em có xu hướng nằm một chỗ, tuy nhiên, điều này sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng. Thay vào đó, bạn hãy vận động và tập luyện nhẹ nhàng bởi trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ giải phóng endorphin – hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên.
Thư giãn, giảm căng thẳng
Khi “đến tháng” và đau bụng kinh, tâm trạng chị em có sự thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và nóng giận, kéo theo nhiều hệ lụy, và giảm khả năng chịu đau là một trong số đó. Chính vì vậy, để không bị các cơn đau bụng kinh hành hạ, bạn nên thư giãn và giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga hoặc đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh
Có thể nói đây là cách hết đau bụng kinh ngay lập tức được nhiều chị em áp dụng, nhất là những chị em bị đau bụng dữ dội. Thường thì các loại thuốc giảm đau, giãn cơ sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trẻ dưới 16 tuổi, người bị hen suyễn, mắc bệnh gan thận nên thận trọng khi sử dụng.
Các biện pháp giảm đau bụng kinh khác
Ngoài các cách hết đau bụng kinh ngay lập tức nói trên thì trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể, nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B và magie, kẽm, axit béo,… Tránh xa thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, thức uống có cồn.
Bên cạnh đó, khi đau bụng kinh uống nhiều nước và ngủ đủ giấc. Khi ngủ, nên nằm đúng tư thế để cơ bụng được giãn ra và gia tăng lưu thông máu huyết. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy giảm đau bụng kinh nhiều hơn và ngủ ngon hơn.
Đau bụng kinh – khi nào cần gặp bác sĩ?
Hiện tượng đau bụng khi “rụng dâu” là rất phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đau bụng kinh có thể là do chị em mắc một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do đó, bạn không được chủ quan, nhất là trong các trường hợp sau cần đi khám nhanh chóng nhằm làm giảm đau bụng kinh.
● Áp dụng các cách hết đau bụng kinh ngay lập tức nói trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, kể cả khi đã uống thuốc giảm đau.
● Mức độ đau bụng kinh nghiêm trọng, dữ dội và kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
● Kèm theo đau bụng kinh là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu,…
● Máu kinh có màu sắc bất thường, đặc biệt là xuất hiện những cục máu đông to.
● Chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ ít/ nhiều thất thường.
Lúc này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra tình trạng, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời. Không chỉ giúp bạn giảm đau bụng kinh hiệu quả mà còn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Cảm ơn các bạn đã tham khảo hết bài viết “7 cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả” của CNV. CNV mong các bạn nữ áp dụng các phương pháp trên nhằm mang lại hiệu quả mong muốn. Và cũng đừng quên ghé thăm CNV để biết thêm các sản phẩm nhà bếp nhé!