6 Cách Làm Tan Cục Sữa Tắc Cho Mẹ Bỉm Sữa - Inoxcnv.vn

6 cách làm tan cục sữa tắc cho mẹ bỉm sữa

Cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả

Khi các mẹ bị tắc tia sữa và nổi cục, đây là một giai đoạn của tình trạng tắc tia sữa ở mức trung bình. Những cục cứng gây đau là do tình trạng ống dẫn sữa bị tắc và sữa bị vón cục lại.

Lúc này, lượng sữa tiết ra sẽ rất ít và bầu ngực bị nổi cục da vú có màu đỏ hồng, mẹ có thể cảm thấy đau, nóng ở bầu ngực và sốt nhẹ.

Sau đây là 6 cách làm tan cục sữa tắc giúp mẹ bầu có cách giải quyết tốt nhất trong kì sau sinh, cùng tham khảo nhé!

Tắc tia sữa nổi cục do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân tắc tia sữa nổi cục

  • Thể trạng của người mẹ sau sinh khá yếu, kèm thêm việc bị mất máu sau sinh, nếu không được chăm sóc có thể dẫn đến tình trạng máu huyết lưu thông kém. Tình trạng tắc tia sữa vón cục xảy ra khi máu lưu thông kém.

  • Một nguyên nhân nữa khiến cục sữa tắc đó chính là do em bé bú sai khớp ngậm. Trường hợp này thường xảy ra khi mẹ chưa quen với việc cho bé bú và với những mẹ sinh con lần đầu. Khi em bé bú đúng cách, sữa sẽ được về đều hai bên và chảy ra đều, tránh được phần lớn tình trạng tắc tia sữa vón cục xảy ra.

  • Cục sữa tắc hình thành do mặc áo ngực quá chật và bó cũng khiến các tia sữa bị tắc và vón cục.

  • Mẹ ít hút sữa cũng gây ra tình trạng sữa bị dư thừa và làm cục sữa tắc. Khi em bé không bú hết, các mẹ nên hút sữa ra ngoài để tránh sữa bị tắc và vón cục.

  • Mẹ không cho bú thường xuyên do một số nguyên nhân cũng gây ra tình trạng bị tắc tia sữa.

  • Mẹ gặp phải tình trạng stress sau sinh cũng rất dễ làm chậm quá trình kích thích núm vú tiết sữa gây tắc tia và vón cục.

Cách làm tan cục sữa tắc đơn giản và hiệu quả tại nhà

Với các mẹ bị tắc tia sữa và sữa bị vón cục, nếu để lâu rất dễ gây ra viêm tuyến vú hoặc apxe vú. Các mẹ có thể tham khảo những cách làm tan cục sữa tắc tại nhà và an toàn dưới đây:

Làm tan cục sữa tắc bằng cách thường xuyên cho em bé bú

Thông thường, khi bé bú ít hoặc bỏ bú, sữa mẹ về quá nhiều sẽ gây vón cục sữa. Vì thế, nếu có thể, bạn hãy cho em bé bú theo cữ 1 cách đều đặn, đây là một cách hiệu quả và làm giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.

Cách làm tan cục sữa tắc là các mẹ nên cho em bé bú đều hai bên, để tránh tình trạng sữa ra ở hai bên ngực sẽ không đều nhau.

Để bé bú được nhiều hơn, mẹ cần chỉnh tư thế bế bé khi cho bú và cho bé bú đúng theo khớp ngậm, vừa tránh được tắc tia sữa, vừa tránh được tình trạng nứt cổ gà.

Làm tan cục sữa tắc bằng cách massage bầu ngực

Massage bầu ngực

Một trong những cách được nhiều mẹ tin dùng để làm tan cục sữa tắc là massage bầu ngực. Việc này, các mẹ có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ, để làm tan các cục sữa vón được mềm ra và chảy ra ngoài.

Thực hiện thao tác massage và xoa theo hình tròn với một lực đủ mạnh để cục sữa nhanh tan hơn. Thực hiện lần lượt từng bên, mỗi bên khoảng 20-30 vòng sau đó xoay theo chiều ngược lại. Để cục sữa tắc được tan nhanh, các mẹ nên thực hiện mỗi lần cách nhau từ 2-3 tiếng và thực hiện ngay khi xuất hiện tình trạng tắc.

Xem thêm: Mẹ cho con bú đúng cách cần thực hiện như thế nào?

Làm tan cục sữa tắc bằng cách thay đổi thói quen

Có rất nhiều thói quen của mẹ hàng ngày gây ra tình trạng tắc tia sữa và sữa vón cục như mặc áo ngực chật, ít uống nước,…

Các mẹ nên thay đổi những thói quen này để cải thiện tình trạng tắc tia sữa vón cục như mặc áo thoải mái, ăn món thanh mát, uống nhiều nước và ăn uống đủ chất,…

Làm tan cục sữa tắc bằng cách sau mỗi cữ bú nên hút sữa thừa

Hút sữa thừa sau khi em bé bú xong

Đối với những mẹ có nhiều sữa, em bé bú không hết sau một cữ có thể gây ra tình trạng sữa vón cục và tắc. Nếu mỗi cữ bú, em bé không bú hết, các mẹ hút sữa thừa để tránh tình trạng tắc sữa và vón cục.

Làm tan cục sữa tắc bằng cách sử dụng các mẹo dân gian

Các mẹ cũng có thể sử dụng các mẹo dân gian để chữa tắc tia sữa, vón cục được truyền tai nhau hiệu quả. Một số các phương pháp dân gian thường được áp dụng như: đắp lá mít lên ngực, đắp là bắp cải nóng, chườm nóng xôi nếp,… Ngoài ra, còn có mẹo uống nước lá đinh lăng, lá bồ công anh rất hiệu quả để chữa tắc tia sữa.

Dùng lược tắc tia sữa

Một chiếc lược với răng cưa dày và đều là công cụ rất hữu hiệu cho mẹ chữa tắc tia sữa mà cách thực hiện lại vô cùng dễ dàng. Việc chải lược giúp đánh tan sữa bị đông kết và tăng cường sự lưu thông sữa trong bầu vú của các mẹ.

Đầu tiên, mẹ rửa sạch lược và vệ sinh sạch sẽ hai bầu ngực bằng khăn. Sau đó lấy lược chải lần lượt theo chiều từ chân bầu vú cho đến núm vú trong vòng 2 phút. Lưu ý là chải nhẹ nhàng để tránh làm xước da. Mẹ kiên trì thực hiện 3 lần mỗi ngày sẽ rất có hiệu quả đấy!

Có nên chườm lạnh để làm tan cục sữa tắc

Chườm lạnh là phương pháp dùng khăn lạnh, đá lạnh, nước lạnh (vật có nhiệt độ dưới 15 độ C)… để chườm lên vị trí bị tổn thương nhằm hạ thân nhiệt, giảm xung huyết cục bộ và giảm đau. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong những trường hợp ngực bị chấn thương, tụ máu, sưng tấy hoặc phù nề do lực tác động từ bên ngoài. Trường hợp tắc tia sữa không nên chườm lạnh bởi không những không đem lại hiệu quả, mà còn có thể khiến tình trạng tắc sữa ngày càng nghiêm trọng hơn do chất béo trong sữa gặp lạnh sẽ đông lại, cộng thêm mạch máu và tuyến sữa co lại gây sức ép lên dòng sữa khiến ngực mẹ căng cứng và đau nhức hơn.

Chườm nóng để làm tan cục sữa tắc

Chườm nóng để làm tan cục sữa tắc

Chườm nóng là phương pháp dùng vật dụng hoặc dược liệu có nhiệt độ ấm nóng từ 41-60 độ C để chườm lên vị trí bị tổn thương giúp làm giãn các mao mạch và động mạch nhỏ, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn, giảm cơn co thắt và giảm đau với các chứng đau mạn tính.

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng làm tắc nghẽn sự lưu thông của hệ thống tuyến sữa. Việc làm cần thiết lúc này là làm tan cục sữa tắc, và chườm nóng chính là phương pháp được các chuyên gia Sản khoa khuyến khích.

Các mẹ nên lựa chọn và sử dụng các phương pháp phù hợp với cơ địa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi tình trạng cục sữa tắc không được cải thiện khi thực hiện những phương pháp trên, các mẹ hãy tới trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được hướng dẫn và điều trị tình trạng tắc tia sữa vón cục này hiệu quả. Tránh tình trạng cục sữa tắc để lâu, gây đau nhức, khó chịu và có thể gây ra tình trạng viêm tuyến vú và áp xe vú rất nguy hiểm. Với những cách làm tan cục sữa tắc trên đây, hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm những thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng tia sữa vón cục. Chúc các mẹ sau sinh chọn được cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả. Và các bạn cũng đừng quên ghé thăm những sản phẩm thiết bị nhà bếp sau để nấu những món ăn ngon cho gia đình:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay